Thủ tướng chỉ thị cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020. Vậy người dân cần chuẩn bị gi khi lệnh cách ly toàn quốc có hiệu lực.
Bài viết trong chuyên mục kiến thức hôm nay, thuận sẽ giải thích cách ly toàn xã hội là gì? người dân cần chấp hành những gì trong thời gian cách ly toàn quốc.
Nội Dung Bài Viết
Cách ly toàn xã hội là gì?
Cách ly xã hội có từ gốc tiếng Anh là Social distancing, từ này được hiểu theo nhiều nghĩa khác như hạn chế tiếp xúc xã hội, giãn cách xã hội.
Cách ly toàn xã hội được hiểu một cách cụ thể hơn đó là tránh tụ tập nơi đông người, nơi công cộng, giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh để hạn chế việc lây lan dịch bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Theo Wikipedia, cách ly xã hội là một tập hợp các hành động kiểm soát nhiễm trùng phi dược phẩm nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu của sự cách ly xã hội là giảm khả năng tiếp xúc giữa những người bị nhiễm trùng và những người khác không bị nhiễm bệnh, để giảm thiểu lây truyền bệnh, nhiễm bệnh và cuối cùng là tử vong.
Cách ly toàn xã hội là hiệu quả nhất khi nhiễm trùng có thể được truyền qua tiếp xúc với giọt nước (ho hoặc hắt hơi); tiếp xúc trực tiếp về thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục; tiếp xúc vật lý gián tiếp (ví dụ bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm); hoặc truyền qua không khí (nếu vi sinh vật có thể tồn tại trong không khí trong thời gian dài).
Chỉ thị 16/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành nêu rõ: Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Thủ tướng chỉ thị cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ 1/4
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Chỉ thị nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát trên phạm vi toàn cầu làm trên 72 vạn người mắc, gần 3,5 vạn người tử vong ở trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ở Việt Nam, số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội.
Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng tập trung cao độ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã đề ra, nhất là Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, tuân thủ các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấp bách sau:

Thứ nhất, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Thủ tướng yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Người dân thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng;
Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Thứ hai, Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, Ủy ban nhân dân TP. HCM phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (TP. HCM); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”;
Đồng thời tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm. Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh.
Các tỉnh có liên quan phối hợp chặt chẽ với các bộ và 2 thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực hiện cách ly tại gia đình, khai báo y tế để phân loại, xét nghiệm và cách ly tập trung nếu cần thiết đối với người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3/2020; giao chính quyền cơ sở tổ chức giám sát chặt chẽ tại từng gia đình.
Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, kiểm tra y tế, cập nhật tình hình sức khỏe của những người đã nhập cảnh từ ngày 8/3/2020 nhưng chưa áp dụng cách ly; lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để phân loại sàng lọc, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú).
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
Thứ tư, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
Thứ năm, Bộ Y tế được giao chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế.
Quy định chặt chẽ cần được đưa ra về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.
Thủ tướng giao Bộ Y tế đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu.
Ngoài ra, bộ này cần báo cáo Thủ tướng các phương án, kịch bản và khả năng ứng cứu đối với trường hợp khẩn cấp về dịch vào chiều ngày 31/3/2020.
Bộ y tế tổ chức, sắp xếp việc tiếp tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân dân theo đề nghị của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế. Xem xét, xử lý các kiến nghị của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Hà Nội kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.
Thứ sáu, Bộ Y tế tổng hợp và định kỳ công bố 2 lần/ngày kết quả xét nghiêm dương tính ở các địa phương, bảo đảm chính xác.
Thứ bảy, Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01/4/2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.
Thứ tám, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới.
Thứ chín, Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn.
Thứ mười, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.
Thứ mười một, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.
Cuối cùng, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.
TRƯỚC GIỜ CÁCH LY: Giới trẻ nói gì ?
Trước giờ cách ly toàn xã hội 15 ngày từ 0 giờ 1.4, đông đảo người trẻ đã ủng hộ tuyệt đối với Chính phủ. “Thật sự là biện pháp triệt để, tôi tin Việt Nam sẽ đẩy lùi được Covid-19”, một bạn trẻ chia sẻ.
Trưa 31.3, khi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban hành, về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trong đó yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày từ 0 giờ ngày 1.4, rất nhiều người trẻ bày tỏ ý kiến ủng hộ tuyệt đối phương án này.
Sống giản dị, tiết kiệm: “Tôi ủng hộ việc cách ly toàn xã hội 15 ngày, cả hai tay. Đó là một việc rất nên làm. Chỉ như vậy mới có thể kiểm tra, cách ly, khoanh vùng hiệu quả vùng dịch được. Nếu chưa cách ly toàn xã hội, chưa quyết liệt thì hiệu quả chống dịch cũng không thể đạt hiệu quả cao nhất. 15 ngày tới sẽ là những ngày mỗi công dân cần phải cố gắng nhiều hơn, tự nỗ lực, sống giản dị, tiết kiệm nhưng tôi tin tất cả mọi người đều đồng lòng chung sức thì chúng ta sẽ chiến thắng được Covid-19” – 1 bạn trẻ chia sẻ.
Cách ly toàn xã hội: Người dân có cần tích trữ hàng hóa?
Bộ Công thương khẳng định đã sẵn sàng các phương án cung cấp nguồn hàng hóa thiết yếu cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và lệnh “cách ly toàn xã hội” được đưa ra từ 0 giờ ngày 1-4.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 31-3, ngay sau khi Thủ tướng có Chỉ thị 16/CT-TTg thực hiện cách ly toàn xã hội từ ngày 1-4, ông Trần Duy Đông – vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương – cho biết đã sẵn sàng các phương án.
– Ông có thể chia sẻ cụ thể các kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của Bộ Công thương hiện nay?
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và bộ trưởng Bộ Công thương, Vụ Thị trường trong nước – đơn vị có nhiệm vụ điều phối cung cầu hàng hóa tại thị trường trong nước – đã trực tiếp yêu cầu các địa phương xây dựng phương án bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu ứng phó dịch COVDI-19 theo 5 cấp độ.
Những phương án này được xây dựng theo đúng sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, các địa phương gửi phương án về Bộ Công thương và trong đó, mỗi phương án được yêu cầu đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung cho 13 mặt hàng thiết yếu gồm: gạo, dầu ăn, mì gói, gia vị, nước chấm, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả…
Đồng thời các địa phương phải tính được nhu cầu hàng hóa thực phẩm với 13 loại mặt hàng trên như thế nào, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt là nhu cầu dịch bệnh tăng từ 10-20% hay thậm chí cao hơn thì số lượng nguồn cung cần đáp ứng thế nào. Các địa phương phải có con số cụ thể để sẵn sàng chuẩn bị nguồn hàng.
– Vậy vai trò của các doanh nghiệp cung ứng sản xuất và phân phối tham gia như thế nào, thưa ông?
Với các doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu, Bộ Công thương cũng yêu cầu mỗi doanh nghiệp có số lượng dự trữ và cung ứng hàng hóa thiết yếu, với kế hoạch triển khai thực hiện theo 5 cấp độ của Ban Chỉ đạo quốc gia.
Bộ Công thương đã chỉ đạo tất cả hệ thống phân phối luôn sẵn sàng đảm bảo nguồn cung, phục vụ nguồn cung và phục vụ tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
Đối với Bộ Công thương, chúng tôi tính toán cụ thể nhu cầu cả nước, nguồn cung cả nước. Đến nay mọi phương án đã cơ bản sẵn sàng. Chúng tôi đã có phương án trên phạm vi cả nước, với số lượng nguồn dự trữ, doanh nghiệp tham gia cung ứng và phân phối.
Chúng tôi cũng xây dựng bản đồ hàng hóa gồm tổng kho, nguồn hàng, hàng ở đâu, doanh nghiệp nào cung cấp, cung cấp như thế nào cho 13 mặt hàng thiết yếu như vậy với từng phương án.
– Với việc Thủ tướng yêu cầu người dân hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, Bộ Công thương có kế hoạch ra sao để lưu thông hàng hóa được thông suốt?
Hiện nay thì Chính phủ ban hành lệnh cách ly toàn xã hội, người dân vẫn được ra khỏi nhà mua hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống.
Chúng tôi cũng đã báo cáo với Ban Chỉ đạo quốc gia đối với phương án cao nhất, trường hợp cao nhất thì sẽ phối hợp với quân đội và công an vận chuyển hàng hóa đến người dân.
Chúng tôi đảm bảo là bất kỳ địa phương nào khi cần hỗ trợ, khi nào cần nguồn hàng, mặt hàng nào thì Vụ Thị trường trong nước sẽ điều phối ngay hàng hóa từ nơi khác về.
Phương án triển khai là sử dụng doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp lớn dự trữ hàng hóa nắm được kho nào, tỉnh nào đang thừa nguồn hàng đó, sẽ điều chuyển cho địa phương đang cần.
Đồng thời có phương án doanh nghiệp phân phối lớn nếu có vấn đề, ca nhiễm lây lan thì sẽ có điểm bán hàng dã chiến, điểm bán hàng lưu động.
– Với tất cả các phương án và sự chuẩn bị trên, ông có khẳng định nguồn cung hàng hóa đảm bảo nhu cầu hiện nay?
Tôi khẳng định nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân là đáp ứng đủ cho người dân dùng. Các hệ thống phân phối, cung ứng đã được yêu cầu nguồn hàng, sự chuẩn bị của địa phương, thì khẳng định người dân không cần thiết phải tích trữ quá nhu cầu tiêu dùng cần thiết.
Hàng hóa sẽ được cung ứng như thế nào trong thời gian cách ly 14 ngày?
Siêu thị, chợ vẫn hoạt động, thêm các điểm bán hàng lưu động, dã chiến… Công an, quân đội sẽ thực hiện điều phối xe vận chuyển hàng thiết yếu từ kho dự trữ để cung cấp cho các địa bàn trong trường hợp phong tỏa hoặc giới nghiêm.
Ngay sau khi trả lời Tuổi Trẻ Online về tình hình cung ứng hàng hóa, Bộ Công thương tiếp tục có thông tin về việc đảm bảo nguồn cung hàng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và Việt Nam thực hiện lệnh cách ly từ 0 giờ ngày 1-4.
Cụ thể, đối với việc vận chuyển hàng hóa, ngoài phương án cụ thể của từng địa phương, Bộ Công thương cũng đã có các phương án.
Trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn được hoạt động, các doanh nghiệp sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông.
Công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng. Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.
Trường hợp giới nghiêm chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động. Khi đó Bộ Công thương sẽ đề nghị các lực lượng quân đội, công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn.
Bộ Công thương khẳng định đã yêu cầu các sở công thương các địa phương, các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19.
Có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nước uống, khẩu trang…
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu thực tế và kinh nghiệm của địa phương để xác định số lượng, chủng loại hàng dự trữ, phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 5 cấp độ cung ứng kịp thời cho các khu vực bị cách ly.
Đồng thời theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm được phép tiếp tục hoạt động; tổ chức các điểm bán hàng lưu động để phục vụ người dân trong các khu vực bị cách ly.
Bộ Công thương cũng hướng dẫn việc tổ chức hoạt động cho các điểm bán hàng nhu yếu phẩm (như chợ và các điểm bán hàng của doanh nghiệp phân phối) theo chỉ đạo của Thủ tướng nhằm vừa bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh.
“Đến nay tất cả các địa phương và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án cụ thể về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường” – Bộ Công thương nhấn mạnh.
Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối và nhiều tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng yêu cầu bố trí các điểm bán hàng. Cụ thể, ngoài các điểm bán hàng hiện có của các doanh nghiệp phân phối và các điểm chợ truyền thống, chợ tạm vẫn được kinh doanh, để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong mọi tình huống.
Bộ Công thương đã có văn bản yêu cầu các địa phương có phương án bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời, lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng tỉnh để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thường xuyên, liên tục, giảm mật độ người mua đến từng điểm bán (kể cả trong trường hợp các siêu thị bị phong tỏa vì lý do y tế…).
Các điểm bán hàng này sẽ được bố trí gần các khu dân cư và thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thuận tiện cho người dân mua hàng.