Năm 20202 đã qua 3 tháng thuận sẽ tổng hợp lại các chiêu trò lừa đảo trên facebook mà thời gian qua các bạn phản ánh với thuận cũng như thực tế các vụ lừa đảo trên mạng tinh vi nhiều người mắc bẫy tại việt nam.
Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm thuận đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến các trò lừa đảo trên facebook. Không chỉ các bạn đầu tư tiền điện tử hỏi thuận tin tức về các dự án scam mà các hình thức lừa đảo trên mạng như giả danh công an, nhân viên ngân hàng để lấy thông tin tài khoản, giả danh người nước ngoài làm quen tặng đồ đắt tiền, giả danh nhân viên ngân hàng tư vấn cho vay rồi lừa đảo thu phí,…. đến các vụ nhỏ nhặt như shop bán hàng online lừa đảo hay lừa thẻ nạp điện thoại trên facebook. Thuận sẽ tổng hợp các trò lừa đảo trên mạng nổi bật đầu năm 2020 vừa qua trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Bài Viết
Lừa đảo trên facebook là gì?
Lừa đảo trên facebook là hình thức lừa đảo người khác trên mạng xã hội. Kẻ lừa đảo sẽ lấy thông tin người dùng ở facebook sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo.

Một số hình thức lừa đảo facebook có thể kể đến như:
- Tung tin giả kêu gọi quyên góp
- Mạo danh công an lừa tiền
- Bán hàng giả trên facebook
- Giả nhân viên ngân hàng thu phí cho vay tiền
Dưới đây là một số trường hợp thuận đã gặp phải và cũng nhiều bạn phản ánh thời gian qua:
Giả nhân viên ngân hàng thu phí cho vay tiền online
Hiện nay tình trạng khách hàng bị bọn lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng tư vấn hỗ trợ làm hồ sơ cho vay tại các ngân hàng thu phí trước để lừa đảo diễn ra hàng ngày. Khi lên các nhóm cho vay tiền online trên facebook hôm nào cũng có bài đăng bị lừa đảo thu phí trước nhưng khi vào trang cá nhân nick lừa đảo thì đều là thông tin giả lấy ảnh người khác để lừa đảo.

Thuận xin khẳng định 1 lần nữa: tất cả trường hợp thu phí trước đều là lừa đảo, nếu bạn nào nhờ hỗ trợ tư vấn hồ sơ mà đòi phí trước thì các bạn chửi sml nó rồi báo cáo nick cá nhân giả mạo để facebook khóa tài khoản đó nhé.
Mạo danh đưa tin lợi dụng lòng tốt của mọi người
Nhiều trang facebook cá nhân giả mạo lập ra để đưa các tin giả mạo về các trường hợp hoàn cảnh rất khó khăn để kêu gọi mọi người giúp đỡ, gửi tiền vào số tài khoản cá nhân. Tuy nhiên số tiền của các nhà hảo tâm sẽ chẳng bao giờ đến được với người thật sự cần giúp đỡ.

Nhiều trường hợp giả mạo tinh vi hơn như đặt tên trang Facebook là chùa, trường học, bệnh viện, sở y tế,.. mạo danh chùa và Bệnh viện kêu gọi quyên góp tiền giúp đỡ các trường hợp khó khăn rồi cung cấp số tài khoản cá nhân để mọi người gửi tiền. Vì không có thông tin chính xác nên nhiều người vì lòng thương cảm đã gửi tiền giúp đỡ, dù cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người thiếu cảnh giác khiến kẻ gian càng thực hiện thêm nhiều trò lừa đảo khác.
Giả người nước ngoài lừa đảo trên facebook
Năm 2019 nổi lên tình trạng nhiều người nước ngoài giàu có làm quen các co gái việt nam. Quen biết đàn ông nước ngoài trên facebook nhiều phụ nữ mất tiền trăm triệu mới tá hỏa biết mình dính quả lừa.
Sau khi kết bạn việc nói chuyện và nhắn tin giữa hai người đều thông qua dịch google. Sau 1 thời gian thân quen, người đàn ông này cho nạn nhân biết muốn tặng họ những món đồ đắt tiền gửi về việt nam qua hải quan.
Cứ nghĩ rằng nhận đồ được tặng chuyển về thì không ảnh hưởng gì, nhiều phụ nữ nhẹ dạ cả tin đã nhận lời. Tuy nhiên chưa thấy bưu phẩm đâu mà liên tiếp sau đó có nhiều cuộc gọi của một số người xưng là nhân viên Công ty chuyển phát nhanh quốc tế, lúc thì là của nhân viên hải quan cửa khẩu thông báo cho nạn nhân nộp cước phí vận chuyển và phải nộp phạt vì giá trị trong kiện hàng quá lớn.

Các cuộc gọi được sắp xếp hoàn hảo khiến nạn nhân tin tưởng và chuyển khoản với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Khi phát hiện ra có dấu hiệu bị lừa, nạn nhân mới tá hỏa đến công an trình báo.
Bán hàng lừa đảo trên facebook
Cướp khách hàng, tráo hàng giá rẻ kém chất lượng, làm giả Facebook để lừa đảo…là mảng tối trong bức tranh bán hàng online trên mạng xã hội.
Việt Nam có khoảng 25 triệu người sử dụng Facebook, nơi tập trung nhiều người dùng từ lứa tuổi học sinh sinh viên đến giới nhân viên văn phòng. Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu mua sắm cao. Chính vì vậy, các loại hình dịch vụ, kinh doanh online ngày càng nở rộ bởi sự tiện lợi. Người mua chỉ cần xem thông tin giới thiệu sản phẩm rồi comment xác nhận trên Facebook hoặc fanpage của người bán, là giao dịch có thể được tiến hành.
Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin giữa kẻ mua người bán quá giản đơn. Mua bán ở nơi công cộng mà ai cũng có thể đọc được khiến nhiều đối tượng xấu, những người bán hàng không chân chính lợi dụng kẽ hở để cạnh tranh không lành mạnh hòng thu lợi bất chính, hay nặng hơn là lừa đảo những người thật thà, nhẹ dạ.
Dưới đây là các “chiêu bẩn”, lừa đảo phổ biến mà cộng đồng mạng dễ gặp phải khi mua bán online trên Facebook.
- Ăn cắp thông tin khách hàng
- Tạo Facebook giả người bán hàng có uy tín
- Làm giả giấy chuyển tiền ngân hàng
- Đóng giả người bán hàng, lừa “shipper”
- Tạo “chân gỗ” dụ khách đại lý
- Giả người thân lừa khách hàng
Mua bán online trên Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung luôn có bẫy rình rập, do tính mở của nó. Người bán hàng hãy là những người kinh doanh có tâm, có trách nhiệm để bảo vệ uy tín của chính mình. Người mua hãy là người tiêu dùng thông thái, cần tìm hiểu kĩ các thông tin sản phẩm trước khi mua, và chọn địa chỉ bán hàng uy tín để tránh tiền mất tật mang.
Giả danh công an lừa đảo chuyển tiền
Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo công nghệ cao đã giả mạo tin nhắn thương hiệu “SMS Brand Name” của các ngân hàng, tự xưng công an sau đó gửi kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo do các đối tượng quản lý (các trang web này có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng) nên người dân dễ lầm tưởng, mất cảnh giác.
Khi người bị hại kiểm tra thì số điện thoại giống số của ngân hàng hoặc cơ quan công an nên rất dễ nhầm tưởng đây là thông báo chính thức từ các ngân hàng hay các cơ quan chức năng. Đây là thủ đoạn rất tinh vi và hoàn toàn mới.
Khi người dân truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP…

Khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi như: chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…
Đến khi bị mất tiền trong tài khoản người dân mới nhận ra mình bị lừa và trình báo cơ quan chức năng thì đã quá muộn.
Cách tố cáo lừa đảo trên facebook
Hành vi lừa đảo được xem là hành vi tạo dựng lòng tin, sự tin tưởng thông qua các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Người bị lừa đảo tài sản có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để được giải quyết.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu: Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc về một trong các tội quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;….
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.
Sau khi xác định mình bị lừa các nạn nhân có thể làm đơn trình báo lên các cơ quan chức năng để được giải quyết theo đúng trình tự phát luật.
Tôi cũng giống trường hợp của bạn, chỉ vì nhẹ dạ cả tin để kiếm thêm thu nhập cho gia đình mà bị nhiều bọn công ty ma mời tuyển làm cộng tác viên (CTV) đăng bài bán mỹ phẩm, đăng đưọc vài hôm có ngưòi đặt hàng và cứ như vậy bọn chúng cùng 1 bọn với nhau ( bọn công ty ma và bọn đặt hàng ma) lừa mình vào vụ đặt hàng theo những sản phẩm như mình đã đăng, khi đặt xong hàng với giá mua và giá bán mà bọn công ty ma đưa ra cho CTV chuyển và thanh toán xong thì giao khách hàng (bọn đặt hàng ma – tức không có địa chỉ đúng) để bom hàng mình đã đặt với bọn công ty ma với số hàng đã chuyển, mang hàng đến địa chỉ như công ty đã thông báo thì là công ty ma. Như vậy tôi bị chính bọn bán lẫn bọn mua hàng với giá rất rất đắt so với giá thực tế trên thị trường ( giá trị của sản phẩm sau này tôi tìm hiểu mới biết). Tiền bị lừa mất thì tôi cũng sẽ lại kiếm ra bằng đồng lương chân chính hàng tháng tôi đi làm, tôi cũng không mong lấy lại được số tiền ấy, và coi đó là lệ phí trường đời. Nhưng tôi bỏ cái mặc cảm để nói ra cho mọi người cảnh giác và mong cơ quan truyền thông rồi công an vào cuộc dẹp bỏ cái tệ nạn này để chúng không tiêp tục đi lừa đựơc người khác. Tôi rất mong sẽ có 1 chế tài để xử lý trừng trị bọn lừa đảo này ra ánh sáng, rồi xã hội sẽ không còn những con sâu đục thân này làm ảnh hưởng đến văn hoá truyển thống người chung một nước phải thương nhau cùng.
M vừa bị lừa mất 40 triệu do các công ty mỹ phẩm cao cấp Hàn Quốc tuyển cộng tác viên trên mạng. M liền đăng ký làm ctv đăng bài cho xong khoảng 5 ngày thì có 5 khách đặt với số lượng lớn từ 10 túi trở lên vì công ty đó bảo với m là đã chạy quảng cáo cho m rồi nên sẽ có nhiều khách hàng biết đến Facebook của ban. E vội tin ngay vì có nhiều khách đặt e đặt với công ty 65 túi gửi đi 45 túi một tuần sau tất cả các khách đặt hàng đều bom hàng hàng gửi đi không được vì khách hàng cho địa chỉ giả . e bức xúc lắm muốn tố giác tội phạm thì có khó không ạ bạn .và cách báo cáo Facebook để Facebook khóa tk thì làm thế nào ạ mong tòa soạn giúp e voi ạ.e cảm ơn